Giới Thiệu

1. Vị trí địa lý của xã:

Bằng Cả là nằm cách trung tâm thành phố Hạ Long 40km có đường tỉnh lộ chạy dọc qua xã. Tổng diện tích tự nhiên rộng 3.208,35 ha, đất rừng và đồi núi chiến trên 80%, được chia thành 03 thôn với tổng số 510 hộ với 1881 nhân khẩu; xã có 05 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó người dân tộc Dao (Thanh Y) chiếm 90,1%, còn lại là các dân tộc: Kinh, Hoa, Tày và Sán dìu. Ranh giới xã tiếp giáp với các địa phương sau:

+ Phía đông giáp xã Quảng La

+ Phí Tây giáp Phường Vàng Danh - thành phố Uông Bí

+ Phía Nam giáp xã Bắc Sơn - thành phố Uông Bí

+ Phía Bắc giáp xã Tân Dân

2. Lịch sử của xã Bằng Cả

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, địa giới xã Bằng Cả ngày nay có tên gọi là “Đồng Than” thuộc xã Quảng La, tổng Tứ Xuyên, huyện Hoành Bồ. Thời điểm này, dân cư tại xã rất thưa thớt chỉ bao gồm 06 hộ dân sinh sống, còn lại chủ yếu là người Hoa và một số người dân nơi khác di cư đến để khai thác gỗ.

Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, ngày 01/01/1946, tại ngọn khe Đồng Dinh (xã Dân Chủ ngày nay), xã Bằng Cả chính thức được thành lập, lúc đó còn có tên gọi là “Bằng Cả con”. Dân số thời điểm này gồm có 60 hộ và khoảng 500 nhân khẩu (100% là người Dao Thanh Y). Chính quyền xã non trẻ mới ra đời còn nhiều khó khăn nhưng đã tập trung chỉ đạo, xây dựng, củng cố chính quyền, vận động nhân dân bám đất, bám làng phối hợp với bộ đội của ta chống lại các đợt càn quét hung hãn của thực dân Pháp (1946-1954). Dưới sự chỉ đạo của Ban cán sự Đảng huyện Hoành Bồ (được thành lập tại xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ ngày 09/10/1946) và Huyện ủy Hoành Bồ (được thành lập tại xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ ngày 23/3/1947), các đồng chí lãnh đạo huyện thường xuyên đến xã Bằng Cả gặp gỡ, tuyên truyền vận động bà con dân tộc tích cực tăng gia sản xuất, tham gia bình dân học vụ,  cùng bộ đội chống càn và ủng hộ chính quyền. Tại xã Bằng Cả đã thành lập đội du kích của xã gồm 12 người. Du kích xã Bằng Cả mặc dù chỉ có vũ khí thô sơ, nhưng với lòng gan dạ đã nhiều lần phục kích quân địch, bám sát địch, bảo vệ được căn cứ của huyện, của Đặc khu, giữ vững giao thông liên lạc từ huyện đi các xã. Đến ngày 19/5/1950, chi bộ Đảng xã Bằng Cả chính thức được thành lập tại Khe Liêu, gồm 5 đảng viên và trực thuộc sự chỉ đạo của Huyện ủy Hoành Bồ. Chi bộ Đảng ở xã Bằng Cả được thành lập đánh dấu sự chuyển biến mới trong phong trào kháng chiến của xã; tổ chức Đảng và các đoàn thể như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ xã Bằng Cả được kiện toàn, củng cố. Chi bộ Đảng đã trở thành hạt nhân lãnh đạo phong trào du kích của toàn xã, góp phần đưa Bằng Cả hoàn thành tốt vai trò là khu căn cứ cách mạng của huyện Hoành Bồ và đặc khu Hòn Gai.

Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ xâm lược

Sau kháng chiến chống Pháp, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng ở xã Bằng Cả, nhân dân trong xã vừa khôi phục kinh tế xây dựng mô hình hợp tác xã nông nghiệp, vừa tiếp tục phát huy vai trò của khu căn cứ cách mạng, cùng nhân dân cả nước chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; vừa sản xuất vừa chiến đấu, tăng cường củng cố hậu phương xã hội chủ nghĩa, quyết tâm tham gia cùng cả nước đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.

Ngày 01/10/2008 được UBND tỉnh Quyết định xếp hạng Di tích khu căn cứ kháng chiến Chống Pháp cấp Tỉnh; ngày 28/05/2010 được Chủ tịch nước quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

3. Điều kiện tự nhiên:

- Đặc điểm địa hình: Địa hình xã tương đối đa dạng, phân dị, thuộc loại địa hình đồi núi bao quanh tạo thành một dải vùng thung lũng để phát triển sản xuát. Đồi núi chiếm 87% diện tích đất tự nhiên của xã,  có độ cao từ 20 - 500m, sắp xếp theo dạng bát út và cấu tạo bởi đá lục nguyên, có độ dốc từ 12 - 25 độ. Địa hình đồi có mật độ chia cắt trung bình từ 1,2 - 1,8km, quá trình phong hóa và xói mòn đều diễn ra mạnh, nên lớp phủ thổ nhưỡng thường có tầng dày mỏng đến trung bình, quá trình đá phong hóa cũng diễn ra ở một số đỉnh đồi tạo lên lớp đất xói mòn trơ sỏi đá. Đây là vùng đất quy hoạch trồng rừng lấy gỗ rất thuận lợi.

- Đặc điểm khí tượng thủy văn:

+ Khí hậu: Xã bằng Cả là xã miền núi nên chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu tạo ra những tiểu vùng sinh thái hỗn hợp, là khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông).

Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình năm 23,1 độ C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 37 độ C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 5,5 độ C, nhiệt độ thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, cao dần từ tháng 4 đến tháng 8. Hàng năm ở xã Bằng Cả có số ngày lạnh giá dưới 10 độ C thường xuất hiện khoảng 30 - 40 ngày, số ngày nóng trên 30 độ C khoảng 40-60 ngày, nhiệt độ giao động từ 15-25 độ C khoảng 190 ngày trong năm.

Lượng mưa: Là xã chịu ảnh hưởng của khí hậu đông bắc nên lượng mưa trung bình năm là 1786 mm, năm cao nhất khoảng 2853 mm, thấp nhất khoảng 870 mm.

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm trên 80%, cao nhất vào tháng 3,4 đạt tới 85%, thấp nhất vào tháng 10,11 đạt trị số 75%.

Nhìn chung khí hậu ở xã Bằng Cả tuong đối ổn định, hàng năm có khoảng 1.600 giờ nắng, tổng tích ôn hữu hiệu là 8.000 độ C, đội ẩm tối cao, lượng mưa lớn, do đó sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng tương đối thích hợp đặc biệt là phát triển trồng rừng và sản xuất nông nghiệp.

+ Thủy văn: Chế độ thủy văn của xã Bằng Cả chịu ảnh hưởng của nhiều dạng địa hình, hầu hết các khe suối đều bắt nguồn từ các dãy núi phía Bắc chảy xuống. Đặc biệt có Sông Đồn chảy từ xã Tân Dân qua xã xuống hồ Yên Lập, ngoài ra ở phía Bắc còn có hồ khe Chính, phia đông nam có lưu vực lòng hồ Yên Lập.

4. Điều kiện kinh tế xã hội.

Nền kinh tế của xã đã có bước chuyển dần sang kinh tế hàng hóa, tỷ trọng nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tăng dần theo chiều hướng tích cực.

Sản xuất nông nghệp đã đáp ứng như cầu của nhân dân trong xã góp phần ổn định xã hội từ năm 2010 đến nay liên tục tăng trưởng, hệ thống cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển đổi theo chiều hướng tích cực, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sản xuất lâm nghiệp có xu hướng chuyển biến tích cực về tổ chức quản lý và tạo vốn để phát triển trồng rừng phòng hộ, hạn chế về khai thác gỗ, lấy khâu bảo vệ rừng và trồng rừng làm trọng tâm thực hiện tốt chính sách giao đất, giao rừng của nhà nước.

5. Tài nguyên thiên nhiên.

- Tài nguyên nước.

+ Nguồn nước mặt: Lượng nước ở các con sông, suối ở xã Bằng Cả phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian, phụ thuộc vào địa hình, nên các nhánh khe có lưu lượng theo 2 mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, lưu lượng lớn dễ gây ra lũ lụt, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Lưu lượng nhỏ, khả năng lấy nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt gặp nhiều khó khăn.

+ Nguồn nước ngầm: Theo tài liệu của Đoàn địa chất 37 - Tổng cục địa chất khoan thăm dò ở một độ sâu nhất định có trữ lượng nước ngầm tương đối khá với lưu lượng khoảng 800 - 900m3/ngày đêm, nếu được đầu tư khai thác hợp lý thì lượng nước ngầm đảm bảo đủ cho sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân kể cả mùa khô.

- Động thực vật. Môi trường sống của động vật bị thu hẹp, nguyên nhân là do người dân săn bắn nhiều nên không còn các loại thú rừng quý hiếm. Hiện nay chỉ có một số loại như: Gà rừng, các loài chim, cầy, rắn… xuất hiện nhưng không nhiều.

- Tài nguyên du lịch:

+ Núi đá chồng:

Núi Đá Chồng có hình dáng độc nhất vô nhị ở Việt Nam với hàng chục phiến đá thiên tạo xếp chồng lên nhau, cheo leo ở độ cao hàng trăm mét, nhô hẳn ra ngoài bìa rừng, có những điểm tiếp xúc giữa hai phiến đá chỉ rộng chừng 1m2 tạo nên sự độc đáo, riêng có. Từ trên cao du khách có thể phóng tầm mắt thưởng ngoạn cảnh đẹp của hồ Yên Lập được bao bọc bởi ngút ngàn rừng thông, với các đảo nổi giữa lòng hồ tạo nên phong cảnh sơn thuỷ hữu tình.

Một điểm độc đáo nữa đó là núi Đá Chồng gắn liền với những huyền tích, địa danh như: Khe Mừng, Khe Liêu, núi Phượng Hoàng... và cũng là ngọn núi thiêng của người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả. Theo các cụ cao niên, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng người Dao Thanh Y nhiều đời nơi này đều truyền lại câu chuyện: Thuở xa xưa có vị thiên tướng đưa quân qua vùng này, trải qua một quãng đường rất dài và không tìm được nước uống, đang mong mỏi thì tới đây vị thần bắt gặp khe nước trong vắt, ông mừng rỡ lệnh dừng quân nhưng phần vì quân đông, nhưng khe nước lại nhỏ và dài. Ông dùng tay bới rộng vào sâu khe nước cho quân lính đủ nước uống. Mải việc, nước suối dâng cao ướt vạt áo, ông cởi áo giáp, vắt áo và tìm chỗ phơi; ông lấy cây sào để gác qua hai đỉnh núi (là đá Dải và Đá Chồng), nhưng vì đỉnh Đá Chồng thấp hơn đỉnh đá Dải nên ông nhặt những tảng đá đặt lên đỉnh núi kê cho hai bên bằng nhau rồi gác sào phơi áo. Người dân địa phương sau này gọi khe đó là Khe Mừng, lập miếu thờ ở chân núi khu vực đó để thờ Ông (hiện không còn phế tích), núi nơi ông gác sào phơi áo gọi là núi Chồng (núi Đá Chồng).

Để ngắm được toàn cảnh núi Đá Chồng đẹp nhất, du khách có thể đi đến xã Bằng Cả rồi đi thuyền qua lòng hồ, dừng chân tại Khe Mừng sau đó đi bộ dưới tán rừng đến đỉnh núi Đá Chồng. Với những bạn trẻ ưa mạo hiểm và chinh phục độ cao thì đi thẳng theo chỉ dẫn của GPS, du khách sẽ vượt qua dãy đá Sư Tử đến đỉnh núi Chồng. Vào thời điểm mưa xuống, nắng lên thường xuất hiện cả biển mây lưng chừng núi, ôm trọn toàn bộ cánh rừng thông ngút ngàn bao bọc lòng hồ Yên Lập như chốn thần tiên. Nằm ở độ cao trên 400m so với mực nước biển, vẻ đẹp độc đáo riêng có của đỉnh núi Đá Chồng không chỉ là điểm đến hấp dẫn của các thủ phượt ưa thích khám phá, độ cao, không ngại nguy hiểm, mà còn là điểm lý tưởng để cho ra đời những bức ảnh tuyệt vời... điều này chắc chắn du khách sẽ cảm thấy rất hài lòng sau hàng giờ leo núi để chinh phục Đá Chồng và tiếp tục khám phá các cảnh điểm, đèo thác của thành phố trong thời gian tới.

+ Đồi Phượng Hoàng:

Đồi cỏ phủ rộng chải dài trên sườn núi nên khung cảnh càng trở nên bao la và rộng lớn. Đây cũng chính là địa điểm chụp ảnh rất thú vị.

+ Hội làng Bằng Cả mùng 1/2 (âm lịch)

Theo già làng kể lại rằng: Cách đây trên 300 năm, tổ tiên của người Dao Thanh Y  Bằng Cả khônng phải sinh ra ở vùng đất này, mà cuộc sống “du canh du cư” đã từng đưa bước chân tổ tiên họ theo dấu chân của những con hươu, con nai đi hết ngọn núi này sang ngọn núi khác, quanh năm suốt tháng vật lộn với thiên nhiên. Vất vả, nhọc nhằn là vậy, cái đói, cái nghèo cứ đeo đẳng cuộc đời cha ông họ nối tiếp từ đời này nối đời khác. Khi qua vùng đất này thấy cỏ cây, hoa lá tốt tươi, đất đai màu mỡ và bằng phẳng...họ đã chọn nơi đây làm nơi dờng chân cùng nhau san đất, dựng nhà để sinh cơ lập nghiệp rồi tồn tại cho đến tận ngày nay! Trải qua năm tháng của thời gian, trên 10 thế hệ con cháu các dòng tộc họ Lý, họ Đặng, họ Trương...kế tiếp nhau sinh sôi, cùng nhau cải tạo thiên nhiên, đoàn kết bên nhau chống chọi với thiên nhiên, kẻ thù, biết trồng cây lúa nước để sinh tồn.Trong thời bình thì cùng nhau lao động sản xuất làm ra nhiều lúa, ngô, khoai...Khi có giặc ngoại xâm thì một lòng đứng lên theo Đảng làm cách mạng, tạo nên căn cứ chiến khu Đông Bắc xưa. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, lớp lớp cháu con các dòng họ người Dao Bằng Cả lần lượt lên đường cầm súng bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi kẻ thù. Người ở lại địa phương thì hăng hái lao động, góp phần cùng quân- dân cả nước đánh đuổi kẻ thù xâm lược. Ngày nay, khi đất nước đã hoà bình, thống nhất, bước vào công cuộc xây dựng trên con đường đổi mới, thì người dân Bằng Cả vẫn cùng nhau đoàn kết chung lưng xây dựng cuộc sống bản làng ngày một phát triển. Bằng sự lao động “ một nắng hai sương” người Dao Thanh Y Bằng Cả đã từng bước phát triển sản xuất theo xu hướng tích cực; sớm tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để áp dụng vào cuộc sống, tạo dựng nền kinh tế chung, riêng ngày một nâng lên., theo kịp sự phát triển chung về kinh tế, văn hoá, xã hội của toàn thành phố. 

Những cái tên làng tên bản như: Đồng San, Chín Gian, Khe Liêu, Đèo Mực... được nhiều người biết đến, bởi nơi cộng  đồng dân cư người Dao Thanh  Y Bằng Cả sớm đứng lên theo Đảng làm cách mạng, ngày nay lại là địa phương thôn bản người Dao của Hoành Bồ sớm đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá nơi cộng đồng dân cư. 

          Đã từ nhiều đời nay, ở xã Bằng Cả còn có một sinh hoạt văn hoá mang tính truyền thống, tính cộng đồng cao, đó là “ Hội làng Bằng cả”! Điều đặc biệt là những giá trị văn hoá phi vật thể rất độc đáo mang đậm dấu ấn của các dân tộc vùng Đông Bắc Tổ quốc, đó là lễ cấp sắc của  dân tộc Dao Thanh Y. Lễ diễn ra trong một ngày ( trước đây làm 3 ngày). Trong lễ cấp sắc có nhiều yếu tố tập tục, gồm 16 lễ thức cấp sắc đã được sân khấu hoá và đã đi tham dự hội thi các dân tộc các tỉnh miền núi Đông Bắc tại Quảng Ninh.

Điệu nhảy cấp sắc của các nghệ nhân xã Bằng Cả

         Hội làng Bằng Cả được diễn ra vào 5 ngày trong năm: ngày 1 tháng 2 (âm lịch) là lễ chính đầu năm mới. Ngày 1 tháng 4; ngày 1 tháng 7; ngày 1 tháng 10 và ngày 20 tháng chạp là lễ tổng kết năm....Theo các cụ trong làng kể lại: Hội làng có từ lâu đời, có những quy định rất nghiêm ngặt, người đến dự hội làng trước đây chủ yếu là nam giới, chủ hộ gia đình, trên nguyên tắc tự nguyện. Già làng Lý Văn Quang cho biết: mỗi khi đến ngày hội làng thì con cháu các dòng họ dù có đi đâu xa thì cũng phải nhớ mà về! 

          Ngày diễn ra hội làng, khoảng 8 giờ 30 sáng, chủ hộ mỗi gia đình mang đến góp một con gà ( từ 0,8 đến 1 kg), một bát gạo nếp, ½ lít rượu chua để nộp cho thầy mo (trưởng tộc) của các dòng họ Dao Thanh Y. Ông thầy mo phải là người cha truyền, con nối, nối dõi tông đường. Nếu ông thầy mo qua đời người nối tiếp phải được dân bản bầu chọn lại. Ông trưởng tộc phải có đủ điều kiện, đã theo học học nghề thầy mo biết các bài khấn trong hội làng, đồng thời là người có đủ uy tín, được các dòng họ tín nhiệm ... để giúp thầy  mo trong hội làng. Việc đóng góp vật phẩm được làm công minh: Làng bầu ra một thủ quỹ để cân đo, ghi chép những vật phẩm do làng đóng góp, một ông kế toán quyết toán sau hội làng, nếu phần đóng thừa thì được lấy ra, nếu thiếu thì phải nộp thêm vào, phải công khai tài chính với dân làng sau khi kết thúc hội làng. Các vật phẩm sau khi được mọi nhà đóng góp, thịt gà, thịt lợn được đem luộc, gạo nấu xôi, làm bánh và trứng cũng được luộc. Sau khi soạn ra hai mâm để thầy mo cả và thầy mo hai làm lễ cầu khấn. Trong mâm lễ của thầy mo cả có đủ gà luộc, trứng luộc, thịt luộc, gạo sống, tiền, xôi, bát, vàng hương; một bát to của các dòng họ trong bản, một bát to của gia tiên nhà ông thầy mo, cả hai bát đều được thắp hương, mọi việc chuẩn bị xong ông thầy mo cả, thầy mo hai đều quần áo chỉnh tề bắt đầu vào nghi thức cầu khấn. Riêng ông trưởng tộc cầm kiếm thiên đình làm phép thuật. Lễ cầu thứ nhất: cầu trời, thổ địa, thổ công, thành hoàng làng phù hộ cho dân bản năm mới mưa thuận gió hoà làm ăn phát đạt mùa màng tốt tươi. Lễ cầu thứ hai: Cầu cho các dòng họ, dân bản  hạnh phúc, mạnh khỏe, đoàn kết, sống vui vẻ thuận hoà. Lễ cầu thứ ba: Cầu cho mùa màng tốt tươi, tăng gia sản xuất chăn nuôi phát triển. Sau mỗi lần cầu khấn, ông trưởng tộc dùng thanh gươm thiên đình múa để trị tà, và xin âm dương rồi hoá vàng mã. Mọi hành lễ làm xong, mọi người quây quần ngồi ăn bốc, cùng uống rượu chua- một thứ rượu mà chỉ ở Bằng Cả mới có. Đây là thứ văn hoá ẩm thực có một không hai của địa phương!

Thi gói bánh gù tại hội Làng Bằng Cả

          Với công thức được làm bằng gạo nếp nương, men tự tạo, thổi cơm, rắc men, ủ đủ ngày chắt ra uống. Rượu chua có màu vàng đục, có nồng độ từ 12 đến 15 độ. Nếu ai đã từng được uống rượu chua Bằng Cả thì chỉ một lần thôi ... đã nhớ! Và họ cùng chúc tụng nhau bằng những cốc rượu chua thật vui vẻ rồi cùng nhau ngồi nghe hát của già làng, hoặc nam nữ hát đối giao duyên. Bằng những lời ca sâu lắng những tình cảm thiết tha nhắc nhở mọi người hãy yêu thương nhau, hướng tới cái thiện, không làm điều ác. Đó là cái lẽ sống trường tồn. 

Trưng bày sản phẩm rượu bâu tại Hội Làng


          Theo lời kể lại của các cụ, thì trước kia người đến hội đều đều phải ăn vận quần áo của người Dao Thanh Y, nhưng đến nay chỉ còn lại số ít. Điều đó đặt ra cho chúng ta cần phải lưu tâm giữ gìn những bản sắc riêng của tộc người. Và trước đây cũng còn một nguyên tắc khắt khe nữa là: Trong hội làng thì người nữ không được dự nghi thức khi cầu khấn, mà chỉ được tham gia phần hội làng. Ngày nay, nguyên tắc khắt khe ấy cũng dần được bỏ qua.. 

 Sau các nghi thức cầu khấn, ăn uống vui vẻ, họ lại cùng nhau tụ tập vui chơi với các trò chơi dân gian như: Đánh cờ dân gian, ném còn, kéo co, bắn nỏ hay đẩy gậy...rồi lại cùng nhau hát đối giao duyên... tất cả được diễn ra thật vui! Để rồi sau hội làng vui vẻ ấy, các dòng họ lại đoàn kết cùng nhau chung lưng xây dựng bản làng. 
          Qua tìm hiểu các nghi thức, các trò chơi diễn ra ở hội làng Bằng Cả thấy rằng đây là một loại hình văn hoá phi vật thể truyền thống mang tính nhân văn cao, thể hiện nét văn hoá cộng đồng, tính đoàn kết cao, sự yêu thương, đùm bọc của dân tộc Dao Thanh  Y. Hội làng còn là nơi sinh hoạt tinh thần và tâm linh của cộng đồng người Dao Thanh Y. Đây là nơi giải quyết các vụ việc của dòng họ, của gia đình. Do vậy, hội làng Bằng Cả cần sớm được khôi phục, để trở thành lễ hội độc đáo riêng của các dân tộc sống trên đất Quảng Ninh. Hội làng Bằng Cả huyện Hoành Bồ được Bộ Văn hoá – thông tin, UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở VH- TT Quảng Ninh đưa vào dự án sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản Văn hoá phi vật thể năm 2004 vừa qua, góp phần làm phong phú thêm Ngân hàng dữ liệu di sản văn hoá quốc gia về lễ hội truyền thống của tỉnh Quảng Ninh.

+ Khu bảo tồn bản văn hóa người Dao Thanh Y Bằng Cả.

Đây là dự án bảo tồn văn hóa người Dao Thanh Y duy nhất của tỉnh Quảng Ninh do Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư. Dân số của cả thôn có 199 hộ (tính đến năm 2017); 100% là ngươi dân tộc Dao thanh Y. Đồng bào Dao Thanh Y xã Bằng Cả nói chung và nhân dân thôn 2 nói riêng còn giữ được vốn truyền thống văn hóa quý báu như: Hội Làng, Lễ cắp sắc...đặc biệt cũng là địa phương còn lưu giữ được giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc riêng có của đồng bảo như thêu may trang phục dân tộc; vốn y học dân gian; nghệ thuật ẩm thực; dân ca dân vũ... Có CLB dân gian hoạt động thường xuyên, có hiệu quả với nhiều nghệ nhân dân gian, đặc biệt có 05 người được phong tặng danh hiêu “nghệ nhân dân gian Việt Nam”, trong đó 02 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú Việt Nam trong lĩnh vực truyền dạy văn hóa truyền thống..Tại đây cũng có rất nhiều các món ăn truyền thống của đồng bào người Dao Thanh Y được lưu giữ như xôi ngũ sắc, ốc khe, cá khe, gà nấu gừng, rượu bâu...Nhiều trang trại, gia trại trồng cây ăn quả sạch, nuôi động vật hoang giã như

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 6